KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Trường THCS Hiệp Mỹ Tây giai đoạn 2021-2025 Và tầm nhìn 2030

PHÒNG GD &ĐT CẦU NGANG TRƯỜNG THCS HIỆP MỸ TÂY

 

Số: 25 /KH- THCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Hiệp Mỹ Tây , ngày 16 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Trường THCS Hiệp Mỹ Tây giai đoạn 2021-2025

Và tầm nhìn 2030

 

Trường THCS Hiệp Mỹ Tây là trường được đổi tên từ Trường THCS Hiệp Mỹ theo Quyết định số 105/ QĐ.UBH, ngày 04 tháng 1 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân huyện Cầu Ngang “ về việc đổi tên trường THCS Hiệp Mỹ thành trường THCS Hiệp Mỹ Tây”.

Trường THCS Hiệp Mỹ Tây đã khẳng định được vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình. Trường đã trở thành điểm sáng về sự bứt phá phát triển giáo dục, chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục mũi nhọn ngày một nâng lên. Nhà trường đang từng bước xây dựng và phát triển theo hướng bền vững để trở thành một môi trường giáo dục toàn diện, tích cực.

Chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030 nhằm định hướng phát triển, xác định rõ mục tiêu chiến lược và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của trường THCS Hiệp Mỹ Tây. Đây chính là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hội đồng trường cũng như chương trình hành động của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường và của địa phương.

Xây dựng chiến lược Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2021 -2025 và tầm nhìn 2030 của trường THCS Hiệp Mỹ Tây có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện thành công Nghị quyết của Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; đồng thời đảm bảo các điều kiện tốt nhất để thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Chiến lược giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 -2025 và tầm nhìn 2030 của trường THCS Hiệp Mỹ Tây được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:

Căn cứ Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;

Thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hòa nhập quốc tế”; Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH 14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông;

Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã Hiệp Mỹ Tây nhiệm kì 2020 -2025, Kế hoạch năm học 2021-2022 của Trường THCS Hiệp Mỹ Tây.

Trường THCS Hiệp Mỹ Tây xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2021 -2025 và tầm nhìn 2030 như sau:

A- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

I/ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG (đánh giá tại thời điểm kết thúc năm học 2020-2021).

1) Đội ngũ cán bộ, giáo viên:

1.1/ Cán bộ quản lý: 02

Trong đó:    – Hiệu trưởng        : 01

– P.Hiệu trưởng     : 01

Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn Đại học, đã hoàn thành bồi dưỡng lý luận chính trị trung cấp.

1.2/ Đội ngũ giáo viên, nhân viên với tổng số: 30( GV: 28; NV 02).

– Trong đó: 16 nữ.

– Tỉ lệ giáo viên: 1,87 giáo viên/lớp.

 Trình độ đào tạo của giáo viên:

+ Đại học: 24

+ Cao đẳng: 04

– Ban giám hiệu trẻ, năng động, nhạy bén, trách nhiệm, có sáng tạo, quyết tâm trong công tác tổ chức quản lý. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế nhà trường và tình hình địa phương của xã Hiệp Mỹ Tây. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất, đổi mới và kế hoạch xây dựng kiểm tra nội bộ mang tính toàn diện các mặt hoạt động của nhà trường.

– Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Ban giám hiệu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Đảm bảo chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, đa số có khả năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, có trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề, gắn bó với nhà trường. Tỉ lệ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường 25GV;  cấp huyện 04 GV; cấp tỉnh 02 GV

– Số Đảng viên : 18.

  1. Cơ sở vật chất:

– Phòng học kiên cố: 9 sử dụng cho 15 lớp.

– Phòng  Đội: 01.

– Phòng thiết bị: 01.

-Thư viện: 01

– Văn phòng: 01

– Bàn ghế học sinh và bàn ghế giáo viên được trang bị đầy đủ.

– Công trình phụ:

+ Nhà xe giáo viên: 01 ; Nhà xe học sinh: 01.

+ Công trình vệ sinh: 02. (Trong đó: giáo viên: 01; Học sinh: 01).

Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có đáp ứng được yêu cầu dạy học, các  hoạt động giáo dục và công tác quản lý;

Tính đến năm 2025, quy mô tăng dân số xã Hiệp Mỹ Tây tăng dần số lượng học sinh, số lớp tăng thêm 01 lớp.

  1. Tóm tắt thành tích của nhà trường các năm qua:

– Toàn trường đã triển khai các cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nước, của ngành giáo dục có hiệu quả tác động làm chuyển biến tốt các hoạt động giáo dục, hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm học.

–  Giảm tỉ lệ học sinh bỏ học dưới 1% .

–  Chất lượng giáo dục:

+ Học sinh lên lớp đạt 98% trở lên, tốt nghiệp THCS đạt 100% .

+ Học sinh Giỏi đạt từ 18,3 đến 22 %; Học sinh Khá đạt từ 43- 48%; Học sinh Yếu, Kém giảm xuống dưới 3,2 %; Có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

– Tham gia các phong trào và các Hội thi huyện, cấp tỉnh dành cho giáo viên và học sinh đều có đạt giải. Liên tục từ năm học 2018-2019 đến nay, trường luôn có số lượng giáo viên tham gia thi và đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

– Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo phục vụ dạy học và quản lý .

– Tập thể CB,GV,CNV nhà trường liên tục nhiều  năm được UBND huyện công nhận tập thể Lao động tiên tiến.  

– Chi bộ đạt Chi bộ trong Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên . Công đoàn cơ sở đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh nhiều năm liền. Liên Đội TNTP đạt Liên Đội mạnh.

  1. Điểm hạn chế:

– Đội ngũ giáo viên, nhân viên:

+ Đội ngũ giáo viên trẻ thiếu về số lượng, mất cân bằng về cơ cấu bộ môn nên việc bố trí công tác khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và học tập.

+ Một bộ phận giáo viên tiếp cận công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn còn hạn chế; Năng lực tiếp cận và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một số nhân viên chưa thuần thục.

– Chất lượng học sinh: Bước đầu chuyển biến tích cực và có tính ổn định, nhưng còn một số trường hợp học sinh ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt (số học sinh này đa số là con, em của các gia đình khó khăn). Chất lượng giáo dục mũi nhọn dần tăng cao song chưa đồng đều ở các bộ môn, thậm chí có môn chưa từng có giải, chưa tương xứng với tiềm năng, năng lực học tập của học sinh.

– Cơ sở vật chất:

+ Chưa có  phòng học bộ môn.

+ Cơ sở vật chất xuống cấp, sân chơi bãi tập còn hạn chế.

– Kinh phí ngân sách: Phục vụ các hoạt động giáo dục còn hạn chế.

  1. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI:
  2. Thời cơ:

– Các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, ngành Giáo dục luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát các hoạt động của nhà trường.

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, năng động, ngày càng có quyết tâm, nỗ lực phần đấu vươn lên.

– Yêu cầu đòi hỏi về chất lượng giáo dục của học sinh, phụ huynh học sinh và xã hội ngày càng cao. Trong năm gần đây, nguồn lực xã hội hóa giáo dục ngày càng mạnh, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng và phát triển nhà trường.

  1. Thách thức:  

– Trong thời kỳ hội nhập và phát triển yêu cầu đòi hỏi của xã hội cũng như của gia đình học sinh ngày càng cao về chất lượng giáo dục, đó là đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu chất lượng phục vụ xây dựng và phát triển đất nước.

– Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng như điều kiện về cơ sở vật chất, kĩ thuật phải đáp ứng tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kì công nhiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

– Nhu cầu đời sống của con người ngày càng tăng tiến, làm thế nào để cán bộ, giáo viên, nhân viên yên tâm công tác trong khi tiền lương và các chế độ chính sách khác đáp ứng cho đời sống của họ còn thấp.

– Tình hình phát triển kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn, thêm vào đó các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng là cản trở không nhỏ đến tình hình học tập của học sinh cũng như nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

  1. Xác định các vấn đề ưu tiên:

– Nâng cao chất lượng công tác quản lý điều hành của Ban Giám hiệu theo hướng chuyên môn hóa với sự phân công phụ trách các mảng công việc, xây dựng nền nếp làm việc khoa học trong nhà trường. Thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên.

– Xây dựng chương trình dạy học của nhà trường sát thực tiễn.

– Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học và công tác quản lý.

-Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em; thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

– Tiếp tục thực hiện và phát huy kết quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của Ngành; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị.

– Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá các hoạt động của các nhà trường  một cách thực chất nghiêm túc.

– Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thu hút các nguồn lực từ các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể… cha mẹ học sinh và toàn xã hội.

III. SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CƠ BẢN  VÀ TẦM NHÌN:

  1. Sứ mệnh:

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, dân chủ và kỉ cương; học sinh được phát huy được phát huy tối đa khả năng, phát triển toàn diện.

  1. Các giá trị cơ bản để thực hiện sứ mệnh:

Xây dựng và khẳng định niềm tin đối với cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương bằng hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:

– Tinh thần trách nhiệm;               

– Tinh thần hợp tác, chia sẻ;     

– Tinh thần đoàn kết;

– Tính trung thực và sáng tạo;  

– Lòng tự trọng và nhân ái;

– Tinh thần cầu tiến và khát vọng vươn lên.

  1. Tầm nhìn:

Đến năm 2024, trường THCS Hiệp Mỹ Tây được công nhận chuẩn quốc gia và Kiểm định chất lượng giáo dục sau 5 năm. Năm 2025 khẳng định là trường phát triển theo hướng hiện đại.

Đến năm 2030, trường THCS Hiệp Mỹ Tây là trường có quy mô phát triển hiện đại, có chất lượng giáo dục toàn diện được khẳng định là một trong những trường mạnh của huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

  1. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG:
  2. I. Mục tiêu:
  3. Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng nhà trường có chất lượng giáo dục cao, phù hợp với mô hình giáo dục hiện đại, và  xu thế phát triển của  địa phương, của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

  1. Các mục tiêu chiến lược và lộ trình:

 Mục tiêu ngắn hạn:

Đến năm 2024, Trường THCS Hiệp Mỹ Tây ổn định chất lượng đại trà, nâng cao chất lượng mũi nhọn (giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi), nâng cao các tiêu chí trường chuẩn quốc gia; tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại, phấn đấu 2/3 phòng học được lắp đặt các thiết bị dạy học hiện đại (tivi, máy chiếu).

 Mục tiêu trung hạn: Năm 2023, đẩy mạnh cơ sở vật chất – kỹ thuật trang thiết bị dạy học hiện đại, phấn đấu 1/3 phòng học được lắp đặt các thiết bị dạy học hiện đại (tivi, máy chiếu);

 Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2025, nhà trường đạt được các mục tiêu sau:

+ Chất lượng giáo dục toàn diện được khẳng định là một trong những trường mạnh của huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh;

+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật đầy đủ, hiện đại;

+ Học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh có đủ kiến thức, kỹ năng để vào học bậc THPT hoặc các trường Trung cấp – Nghề.

  1. Các mục tiêu cụ thể:
  2. Mục tiêuvề quy mô và tổ chức bộ máy:

– Đến năm 2021 nhà trường ổn định quy mô 14 lớp với khoảng 501 học sinh, sĩ số khoảng 35,7 học sinh/lớp.

– Có đủ bộ máy quản lý trường học, các tổ chức chính trị, đoàn thể và các tổ nhóm chuyên môn trong trường hoạt động kỷ cương, nề nếp, chất lượng.

– Nhà trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, chi bộ hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên đạt vững mạnh xuất sắc.

  1. Mục tiêu về đội ngũ.

Đến năm 2025 phấn đấu:

– 100% cán bộ quản lý có trình độ trung cấp lí luận chính trị, 100% cán bộ giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, năng lực ngoại ngữ và tin học.

– Đội ngũ giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn, 100% có trình độ đại học. 100% giáo viên đạt chuẩn về nghề nghiệp, trong đó xếp loại Khá từ 90% trở lên.

  1. Mục tiêu về chất lượng giáo dục

– Hạnh kiểm: Tốt, Khá 98% trở lên. Không có HK Yếu.

-Học lực: Giỏi 20%; Khá 40-45%; Yếu không quá 3%, không có học sinh xếp loại Kém.

–  Là trường có chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn nằm trong tốp đầu các trường của huyện.

  1. Mục tiêu về cơ sở vật chất

– Có đủ phòng học đảm bảo học một ca, phòng bộ môn với trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập.

– Cảnh quan nhà trường được xây dựng thiết kế đảm bảo quy hoạch, thực sự  xanh – sạch – đẹp, thân thiện, có tính mô phạm cao.

  1. Mục tiêu về các mối quan hệ của nhà trường

– Đảm bảo quan hệ tốt với các cơ quan cấp trên. Hoàn thành tốt các yêu cầu nhiệm vụ cấp trên giao cho.

– Liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện tốt nhất cho phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục của nhà trường.

– Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài nhằm tăng cường cơ sở vật chất và động viên khơi dậy trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thi đua làm việc và học tập.

– Giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm hay với các trường bạn trong và ngoài tỉnh.

  1. II.Chỉ tiêu:
  2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên,nhân viên:

– Cán bộ quản lý:  Đến 2025 có kỹ năng ứng dụng CNTT, ngoại ngữ, tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong quản lý.

– Giáo viên:

+ Đến 2025, 100% đạt chuẩn trình độ Tin học, sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong dạy học và công tác, có kỹ năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong dạy học.

+ 100% giáo viên tốt nghiệp Đại học, có kỹ năng ứng dụng công nghệ mới trong dạy học.

 – Nhân viên: Đạt chuẩn đào tạo từ Cao đẳng trở lên; có kỹ năng sử dụng thành thạo máy móc, phương tiện CNTT đáp ứng ngày càng cao yêu cầu công tác, tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong công tác.

  1. Học sinh:

– Học lực:

+ Trên 60% học lực Khá, Giỏi (học lực giỏi 18 % trở lên)

+ Hạn chế tỷ lệ học sinh học lực Yếu < 3%.

+ Tốt nghiệp THCS đạt 100 %.

+ Có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

+ 100% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS được tuyển sinh vào trường THPT hoặc được phân luồng đào tạo nghề sau bậc THCS.

– Hạnh kiểm và kỹ năng sống:

+  Hạnh kiểm khá, tốt: 98%  trở lên (Tốt : 80%)

+ Học sinh có kỹ năng sống cơ bản, giao tiếp văn hóa, tự nguyện tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

+ 100% đạt yêu cầu trở lên về kiểm tra thể lực theo chuẩn của Bộ GD-ĐT.

III. Phương châm hành động:

“Kỉ cương là sức mạnh, môi trường giáo dục là niềm tin yêu, chất lượng giáo dục là uy tín và danh dự”

  1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
  2. Các giải pháp chung:

– Tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên về Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hòa nhập quốc tế”; Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH 14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông; Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã  Hiệp Mỹ Tây nhiệm kì 2020 -2025, Kế hoạch năm học 2021-2022 của Trường THCS Hiệp Mỹ Tây; về nội dung kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường, nâng cao nhận thức và hành động của tập thể, tập trung xây dựng và phát huy truyền thống đoàn kết, phát huy tiềm lực của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

– Xây dựng Văn hoá nhà trường, xây dựng ý thức thực hiện và tôn vinh sự thể hiện các giá trị cơ bản để thực hiện sứ mệnh của nhà trường .

– Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với địa phương, gia đình và xã hội, với các cơ quan, đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể và nhân dân.

– Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, các tổ công tác, các đoàn thể trong việc thực thi nhiệm vụ và phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung của toàn trường.

– Thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, giáo viên và nhân viên trong Trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược.

– Xây dựng khối đoàn kết, nhất trí cao của toàn trường, quyết tâm thực hiện  thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

– Tăng cường đổi mới quản lý, đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nâng cao chất lượng giáo dục.

  1. Các giải pháp cụ thể:

2.1.  Tổ chức bộ máy

– Kiện toàn và ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường; bố trí, phân công nhiệm vụ hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phù hợp với hoàn cảnh; tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

– Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ bộ môn, tổ văn phòng trong nhà trường.

2.2. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ

– Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách mẫu mực sư phạm; đoàn kết, tâm huyết với nghề, có ý thức trách nhiệm xây dựng nhà trường phát triển.

– Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, bồi dưỡng về chuyên môn – nghiệp vụ dạy học và quản lý bằng các hình thức tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, cử đi học, khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập nâng cao trình độ chuẩn đại học và sau đại học. Xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt ở tất cả các bộ môn.

– Kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên theo chuẩn nghề nghiệp, chuẩn thi đua, đề nghị công nhận, khen thưởng đúng thành tích.

– Tập trung bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trường đến tổ, chọn cử, bổ nhiệm và đề bạt bổ nhiệm, định hướng quy hoạch cán bộ có tính kế thừa và lâu dài.

– Không ngừng cải thiện môi trường làm việc, thi đua tích cực và lành mạnh, đề cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết và hợp tác, chia sẻ khó khăn.

– Tạo điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên yên tâm, tin tưởng, làm việc vì uy tín và danh dự của nhà trường.

2.3. Nâng cao chất lượng giáo dục:

– Nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh thực chất, đúng chuẩn. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, rèn cho học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

– Tập trung huy động và duy trì số lượng, hạn chế bỏ học, yếu kém và lưu ban; định hướng và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập tích cực có sự hỗ trợ của phương tiện công nghệ thông tin.

– Chuẩn bị lực lượng, điều kiện thực hiện theo chương trình, sách giáo giáo mới; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp theo phương pháp tích cực.

2.4. Tăng cường cơ sở vật chất:

– Tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật, trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Nâng cấp và hoàn thiện sân bãi, các trang thiết bị phục vụ cho giáo dục thể chất và các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ và các hoạt động giải trí khác.

– Tiếp tục bổ sung phương tiện, thiết bị công nghệ thông tin, đủ điều kiện mở rộng ứng dụng công nghệ, phát huy hiệu quả sử dụng mail, Iofficc công vụ.

– Kiến nghị đầu tư xây dựng cơ sở trường mới, xây dựng nhà đa năng, khu nhà hành chính, và hệ thống nước sạch,…..

2.5  Kế hoạch – tài chính:

– Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của  nhà trường.

– Xây dựng phương án chi tiêu nội bộ nguồn ngân sách, nguồn thu học phí phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ từng năm học; thực hiện tốt phương án chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, thu hút ngoại lực .

– Thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí thỏa thuận, thu hút và sử dụng đúng mục đích các nguồn lực từ xã hội hóa giáo dục.

– Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán, minh bạch các nguồn thu – chi, đảm bảo công khai dân chủ.

2.6. Tuyên truyền và quảng bá về nhà trường:

– Nâng cao chất lượng thông tin website của trường để quảng bá trên mạng. Cung cấp thông tin về hoạt động giáo dục của trường, gửi bài trên Website của Phòng GD&ĐT, viết bài gửi các báo và tạp chí; khuyến khích giáo viên tham gia các hoạt động của ngành, các Hội thi cấp huyện, cấp tỉnh, hoạt động xã hội, cộng đồng.

– Xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường, văn hóa nhà trường, quảng bá hình ảnh nhà trường bằng nhiều hình thức, phương tiện và lực lượng tham gia; ghi nhận sự thành đạt của từng thế hệ học sinh sau khi học hết bậc THCS, học lên hoặc vào đời lập nghiệp; Từng bước tổ chức Ngày hội trường dành cho cựu học sinh, quảng bá về truyền thống nhà trường.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1/ Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; báo cáo, trình Phòng GD&ĐT phê duyệt, tham mưu Đảng ủy, UBND xã, thông tin đến các tổ chức, đoàn thể địa phương, học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân tạo sự đồng thuận và quan tâm của xã hội, tạo điều kiện để nhà trường thực hiện kế hoạch từng năm học theo lộ trình chiến lược phát triển.

2/ Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển nhà trường bao gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng các tổ, đứng đầu các đoàn thể. Hàng năm có thể bổ sung thành viên nếu có thay đổi về nhân sự.

3/ Ban chỉ đạo bố trí phân công trách nhiệm thực hiện kế hoạch chiến lược, điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

4/ Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch từng năm học bám sát nhiệm vụ năm học và mục tiêu, lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển nhà trường đã xây dựng.

  1. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN THAM GIA

1/ Đối với Hiệu trưởng:

– Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược; Thành lập Ban chỉ đạo triển khai và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện định kỳ hàng năm theo lộ trình; quản lý và xây dựng, phát huy các nguồn lực thực hiện chiến lược.

– Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu có liên quan đến nhiều đơn vị, tổ chức.

2/ Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể; phân công nhiệm vụ và kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của giáo viên; đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục; khắc phục những biến động về chất lượng giáo dục.

3/ Đối với tổ trưởng bộ môn, tổ trưởng Văn phòng:

– Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch của tổ từng năm học bám sát kế hoạch nhà trường năm học và chiến lược phát triển; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ. Dự báo khả năng và đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển.

– Triển khai thực hiện nội dung bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, nâng cao năng lực giảng dạy bộ môn và giáo dục học sinh.

4/ Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ chiến lược phát triển, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đào tạo và năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng, phát triển và quảng bá về trường mình.

5/ Các tổ chức Đoàn thể trong trường

– Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ của đoàn thể từng năm học, thực hiện chiến lược phát triển nhà trường.

– Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của đoàn thể mình thực hiện đạt mục tiêu và thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trong chiến lược; góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những giải pháp phù hợp để thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

6/ Đối với học sinh:

Không ngừng học tập, rèn luyện; tích cực tham gia các hoạt động giáo dục và phong trào thi đua của nhà trường, khắc phục khó khăn để vươn lên học tốt, có hoài bão và định hướng tương lai, rèn luyện kỹ năng sống để hoà nhập tốt với cuộc sống.

7/ Ban đại diện cha mẹ học sinh

Tham gia góp ý việc triển khai thực hiện Kế hoạch; cộng tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục, xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất và vận động xã hội hóa giáo dục; cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân tạo sự đồng thuận và ủng hộ việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển nhà trường, quan tâm chăm sóc và tạo điều kiện tốt để con em học tập, được rèn luyện ở trường học và có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

8/ Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Cầu Ngang

Xem xét chiến lược và tham mưu cho UBND huyện phê duyệt chiến lược cho nhà trường. Chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của nhà trường trong quá trình thực hiện kế hoạch, tạo điều kiện về nhân lực cho nhà trường.

9/ Các cơ quan hữu trách (UBND huyện Cầu Ngang)

– Phê duyệt kế hoạch chiến lược của nhà trường,

– Hỗ trợ tài chính cho Nhà trường để thực hiện chiến lược.

Trên đây là toàn bộ “Chiến lược phát triển Trường THCS Hiệp Mỹ Tây giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”. Nhà trường sẽ xây dựng lộ trình, cụ thể hóa thành chương trình hành động, sát hợp với tình hình thực tế nhà trường, địa phương và yêu cầu phát triển của ngành, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hòa nhập quốc tế”./.

 

Nơi nhận:

– Phòng GD&ĐT(b/c);

– Đảng uỷ- UBND xã HMT( b/c);

– Ban ĐDCM HS ( phối hợp);

– Các bộ phận trong trường,

– Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Trần Văn Trọn

 

 

DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GDĐT