KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2024-2025

Tên file: KE-HOACH-GIAO-DUC-NHA-TRUONG-2024-2025.pdf
Tải về
UBND HUYỆN CẦU NGANG

TRƯỜNG THCS HIỆP MỸ TÂY

 
Số: 19/ KH-THCSHMT.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
Hiệp Mỹ Tây, ngày 01 tháng 10  năm 2024

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

 

  1. Căn cứ xây dựng kế hoạch.

Căn cứ Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học;

Căn cứ Quyết định số 1381 /QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;

Căn cứ Thông tư số 22/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc đánh giá học sinh THCS và THPT;

Căn cứ Kế hoạch số 99/KH-SGDĐT ngày 29/8/2024 của Sở GDĐT Trà Vinh về thực hiện nhiệm vụ và giải pháp năm học 2024-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 1653/KH-SGDĐT ngày 04/9/2024 của Sở GDĐT Trà Vinh về V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 39/KH- PGDĐT ngày 12/9/2024 của Phòng GDĐT Cầu Ngang về thực hiện nhiệm vụ và giải pháp năm học 2024-2025;

Căn cứ Công văn số 168/PGDĐT ngày 18/9/2024 của Phòng GDĐT Cầu Ngang về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025.

Trường THCS Hiệp Mỹ Tây xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024- 2025 như sau:

  1. Đánh giá bối cảnh giáo dục chung của cả nước, của tỉnh và của nhà trường năm học 2024-2025.
  2. Bối cảnh giáo dục trong tình hình mới

1.1. Thời cơ.

Đảng và Nhà nước có chủ trương cụ thể về việc chỉ đạo thực hiện đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Toàn thể các Bộ, Ban, Ngành đều hiểu được sự cần thiết phải thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông để thay đổi vận mệnh và sự phát triển của quốc gia. Các Bộ đã có những phối hợp để có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện các điều kiện như xây dựng cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị dạy học; chế độ tiền lương cho giáo viên, chế độ học sinh vùng khó khăn, người dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) và sự tuyên truyền của các cấp và nhà trường nên xã hội và phụ huynh học sinh đã nắm bắt được những lộ trình và các điều kiện cần có để đáp ứng thực hiện đổi mới chương trình GDPT.

Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã, sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục trong việc thực hiện nhiệm vụ của năm học;

Nhờ có sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành đoàn thể, các tổ chức cá nhân bên ngoài xã hội trong công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương;

Đội ngũ GV đủ về số lượng, đạt chuẩn về đào tạo, an tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao;

Nhờ có sự quyết tâm, nhiệt tình, năng nỗ của tập thể Ban lãnh đạo, của toàn thể GV, NV trường trong việc thực hiện kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công;

Đa số học sinh có ý thức trong học tập, rèn luyện, chấp hành tốt nội quy của nhà trường và các phong trào, hội thi của trên đưa ra.

1.2. Thách thức:

Vẫn còn nhiều cha mẹ học sinh chưa thật nhiệt tình với nhà trường trong công tác phối hợp giáo dục học sinh;

Thực hiện chương trình GDPT 2018 còn khó khăn trong thực hiện giảng dạy các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử&Địa lý do chưa có giáo viên đảm nhận môn học mà phải phân công nhiều giáo viên dạy một môn học; Các hoạt động giáo dục như Giáo dục địa phương; Hoạt động trải nghiệm- Hướng nghiệp gặp khó khăn do là hoạt động giáo dục mới, giáo viên chưa nắm vững, chưc được tham gia tập huấn nhiều.

Bên cạnh đó sự phát triển mạnh mẽ, tích cực của internet thì cũng có những ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến lứa tuổi học sinh như nghiện game, tiêu cực của mạng xã hội,…

Đã qua 04 năm học thực hiện chương trình GDPT 2018 nhưng chưa được trang bị thiết bị dạy học chương trình mới, ảnh hưởng đến công tác dạy và học dẫn đến chất lượng dạy và học của nhà trường.

  1. Bối cảnh giáo dục của nhà trường

2.1 Điểm mạnh:

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển trường THCS Hiệp Mỹ Tây đã đào tạo được nhiều thế hệ học sinh thành tài, trở thành những công dân tốt xây dựng quê hương, đất nước;

Cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng nhu cầu cho công tác dạy và học; đã trang bị các phương tiện hiện đại đáp ứng chương trình đổi mới giáo dục.

Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên đủ về số lượng, từng bước nâng dần chất lượng đáp ứng được với nhu cầu đổi mới giáo dục.

2.2 Điểm yếu:

Ý thức tự giác học tập của một số em học sinh chưa cao; Năng lực tiếp thu không đồng đều, học sinh thuộc diện người dân tộc, gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em.

Đồ dùng dạy học chưa đủ để giảng dạy chương trình GDPT 2018 cho các khối lớp 6;7;8,9.

Thiếu nhân viên chuyên trách: Thư viện, Thiết bị, Văn thư, Y tế học đường.

2.3. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện với mục đích như sau:

– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông linh hoạt, phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục.

– Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc thực hiện chương trình; khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện các phương pháp giáo dục và đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

– Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường; bảo đảm tính dân chủ, thống nhất giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể, phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo các hoạt động chính như sau:

– Xác định căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường;

– Đánh giá tình hình và các điều kiện thực hiện chương trình trong năm học;

– Xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường;

– Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục.

III. Các điều kiện thực hiện chương trình trong năm học 2024-2025

  1. Điều kiện cơ sở vật chất:

– Phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng: Có tổng cộng có 30 phòng kiên cố. Chia ra như sau:

+ Phòng học: 16 phòng;

+ Phòng bộ môn: 05 phòng (01 phòng tin học, 01 Anh văn, 01 phòng lý-công nghệ); 01 phòng hóa- sinh; 01 phòng âm nhạc- Mĩ thuật)

+ Phòng chức năng: 9 phòng (01 phòng Văn phòng; 01 phòng thư viện, 01 phòng thiết bị, 02 phòng giáo viên, 03 phòng lãnh đạo; 01 phòng bảo vệ).

– Nhà đa năng: diện tích 300m2.

– 01 sân bóng mi ni diện tích 800m2.

– Nhà vệ sinh: có 06 khu nhà vệ sinh giáo viên, 06 khu nhà vệ sinh học sinh;

– Bàn ghế học sinh: Loại 2 chỗ rời: 320 bộ;

– Bàn ghế giáo viên: 16 bộ;

– Bàn ghế văn phòng, phòng giáo viên, trang thiết bị, máy tính, sách giáo khoa cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu làm việc và giảng dạy của nhà trường.

  1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Tổng cộng có 29 người, nữ 14, dân tộc 01, nữ dân tộc 00, trong đó có 21 đại học, 04 cao đẳng, 01 dưới trung cấp (bảo vệ), lý luận chính trị có 04 trung cấp.

+ Lãnh đạo: 02 người (01 hiệu trưởng, 01 phó hiệu trưởng);

+ Tổng phụ trách: 01.

+ Giáo viên dạy lớp 24, tỷ lệ 24/14 lớp = 1,71 GV/lớp; có 21/24 đạt chuẩn, tỷ lệ 87,5%;

+ Kế toán: 01.

+ Hợp đồng 68: 01 (1 bảo vệ).

Trường có 01 chi bộ với 18 đảng viên, trong đó có 08 nữ, dân tộc 01 và  nữ dân tộc 00.

  1. Số lượng học sinh, số lớp.

– Tỷ lệ huy động học sinh đến trường: 519/524 HS. Tỉ lệ: 99.5%( 05 học sinh chưa vào. Trong đó có 02 học sinh đi khỏi địa phương).

– Tổng số học sinh/lớp: 519

HS/14 lớp( bình quân 37,07 HS/lớp). So với năm học trước: lớp không tăng; tăng 03 học sinh. Cụ thể:

Học sinh đầu năm học Tổng số Chia ra
Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối9
Tổng số học sinh 518 130 146 146 96
Trong TS: + Nữ 232 65 67 57 43
 + Dân tộc 14 06 02 04 02
 + Nữ dân tộc 06 04 01 01 00

 

  1. IV. Mục tiêu giáo dục của nhà trường năm học 2024-2025
  2. Mục tiêu chung.

– Năm học 2024 – 2025, toàn ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Chương trình, Kế hoạch của Huyện uỷ, UBND huyện về phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025; cùng với phương châm hành động năm 2023 theo chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh: “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả” chủ đề năm học 2024 – 2025 Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.

– Quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời Luật Giáo dục, các Nghị quyết, Chỉ thị, kết luận của Đảng, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo cùng với phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả, về đích”;

– Tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh;

– Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh;

– Sau khi học xong cấp THCS học sinh có đủ phẩm chất và năng lực quy định tại chương trình giáo dục bậc học, học sinh biết điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở; thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

– Tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành giáo dục, triển khai và thực hiện tốt các quy chế trong trường học, thực hiện tốt văn hóa ứng xử, nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Giáo dục lồng ghép tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh, chất lượng dạy học môn Tiếng Anh, Giáo dục STEM.

– Tăng cường giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống, các hoạt động ngoài giờ, đảm bảo an ninh, an toàn trường học, tích cực phòng, chống xâm hại và bạo lực học đường. Đặc biệt chú trọng làm tốt phong trào giáo viên giỏi, học sinh năng khiếu, GD STEM, phong trào văn hóa đọc, hoạt động ngoài giờ lên lớp, phấn đấu trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.

– Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Chuẩn bị tổ chức đánh giá tổng kết việc triển khai thực hiện CT GDPT 2018 giai đoạn 2020-2025.

– Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, nền nếp, kỷ cương, chất lượng để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng sáng tạo của bản thân, biết ứng xử văn hóa, giao tiếp văn minh lịch sự và thích ứng với sự phát triển của xã hội để trở thành công dân tốt.

– Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; quản trị trường học; đảm bảo dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả trong các cơ sở giáo dục trung học; tổ chức các phong trào thi đua. Tăng cường công tác hướng dẫn, giám sát, kiểm tra.

– Triển khai thực hiện công hiệu quả, thiết thực chuyển đổi số trong dạy học và quản lý giáo dục; tập trung thực hiện chuyển đổi số trong quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

  1. Mục tiêu cụ thể

          + Đảm bảo 100% học sinh trong độ tuổi ra lớp, học sinh bỏ học giữa chừng không quá 1%.

+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: huy động 100% trở lên học sinh tham gia và đạt kết quả khá, tốt.

+ Tốt nghiệp THCS: 100%; 100% học sinh cuối cấp được tư vấn giáo dục hướng nghiệp, tỉ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS thi đỗ vào các trường THPT trên địa bàn huyện đạt tỉ lệ trên 75%, còn lại 25% tham gia học tại TTGDTX hoặc các trường đào tạo nghề.

+ Có 5% trên tổng số HS dự thi đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, các cuộc thi khác do cấp trên tổ chức.

– Duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS mức độ 3; Xóa mù chữ mức độ 2.

– Chất lượng từng bộ môn đạt trung bình trở lên như sau:

2.1. Chỉ tiêu chất lượng hai mặt giáo dục

     – Chỉ tiêu các môn thi tuyển sinh lớp 10.

Bộ môn Tổng số HS Dưới 2,0 điểm 2,0-3,4 điểm 3,5-4,9 điểm 5,0-6,4 điểm 6,5-6,9 điểm 7,0-7,9 điểm 8,0-8,9 điểm 9,0-9,9 điểm 10,0 điểm TB trở lên
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Toán 96 0 0 22 22.9 26 27.1 22 22.9 10 10.4 8 8.3 5 5.2 2 2.1 1 1.04 48 50
Ngữ văn 96 0 0 6 6.3 20 20.8 31 32.3 20 20.8 10 10.4 5 5.2 4 4.2 0 0 68 70.8
Anh văn 96 0 0 22 22.9 26 27.1 28 29.2 10 10.4 5 5.2 3 3.1 1 1 1 1 48 50

    

  – Chỉ tiêu kết quả rèn luyện

 

 

 

 

 

Lớp Tổng số HS Tốt Khá Đạt Chưa đạt
SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)  
6 130 115 88.46 15 11.54 0 0 0 0
7 146 131 89.73 15 10.27 0 0 0 0
8 146 131 89.73 15 10.27 0 0 0 0
9 96 86 89.58 10 10.42 0 0 0 0
Toàn trường 518 463 89.38 55 10.62 0 0 0 0

 

2.2. Chỉ tiêu chất lượng bộ môn

Bộ môn Tổng số HS Tốt Khá Đạt Chưa đạt
SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)
Toán 518 50 9.65% 100 19.31% 300 57.91 68 13.13
Ngữ văn 518 50 9.65% 100 19.31% 314 60.62% 54 10.42
KHTN 518 78 15.06% 129 24.90% 284 54.83% 27 5.21
LS&ĐL 518 104 20.08% 207 39.96% 180 34.75% 27 5.21
Anh văn 518 50 9.65% 100 19.31% 290 55.98% 78 15.06
Tin học 518 104 20.08% 207 39.96% 180 34.75% 27 5.21
Công nghệ 518 104 20.08% 207 39.96% 196 37.84% 11 2.12
GDCD 518 155 29.92% 259 50% 104 20.08%    
GDTC 518         518 100%    
Nghệ thuật 518         518 100%    
HĐTN-HN 518         518 100%    
GDĐP 518         518 100%    

 

2.3. Chỉ tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi

Đầu năm nhà trường chỉ đạo tổ chức khảo sát chất lượng học sinh lớp 9, trên cơ sở đó sẽ lập danh sách đội tuyển học sinh giỏi, phân công giáo viên bồi dưỡng hàng tuần để tham gia dự thi học sinh các cấp ở  9 môn: Toán, KHTN, Tin, Ngữ văn, LS&ĐL, Tiếng Anh.  

* Bảng phân công

TT Môn Lớp Giáo viên dạy Ghi chú
1 Toán 9 Lê Hoàng Long

Bùi Thị Thanh Hưởng

Mỗi môn 1 buổi/tuần
2 KHTN 9 Trần Thị Thanh Phượng

Nguyễn Tố Trân

Nguyễn Thị Tuyết

3 Tin học 9 Lê Thanh Diễn
4 Ngữ văn 9 Nguyễn Thị Hồng Cưng

Nguyễn Vũ Sơn

5 LS&ĐL 9 Nguyễn Thị Mỹ Tiên

Bùi Quốc Việt

6 Tiếng Anh 9 Nguyễn Thị Ngọc Tuyết

          * Đối với Ban Lãnh đạo:

Phó Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng HSG:

+ Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, lên thời khóa biểu, kiểm tra đề cương, giáo án giảng dạy;

+ Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo bồi dưỡng của tổ chuyên môn, giáo viên giảng dạy;

+ Cùng với tổ chuyên môn dự các buổi sinh hoạt chuyên đề liên quan đến công tác bồi dưỡng HSG.

          * Đối với tổ chuyên môn:

+ Chỉ đạo giáo viên xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng từng bộ môn của tổ, theo dõi tình hình thực hiện của giáo viên;

+ Theo dõi các môn bồi dưỡng bồi dưỡng đảm bảo chất lượng để thi đạt giải.

          * Đối với giáo viên bồi dưỡng:

+ Lập danh sách đội tuyển, thực hiện bồi dưỡng theo thời khóa biểu đã phân công;

+ Soạn nội dung bồi dưỡng, đề thi thử vào từng thời điểm để đánh giá khả năng học sinh, lựa chọn nội dung để bồi dưỡng cho phù hợp;

+ Đảm bảo chỉ tiêu thi đạt giải: Có từ 05 học sinh huyện trở lên; 03 học sinh giỏi cấp tỉnh.

          * Thời gian thực hiện:

Bắt đầu bồi dưỡng từ tháng 10/2024 đến thời điểm tổ chức thi của các cấp.

2.4. Chỉ tiêu phụ đạo học sinh yếu kém

Đầu năm học tổ chức khảo sát học sinh qua các tiết học để nắm danh sách học sinh yếu kém năng lực ở các môn Văn, Toán, Anh văn. Trên cơ sở báo cáo của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo nhà trường giao cho Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và phân công giáo viên thực hiện công tác phụ đạo đối với những học sinh này.

TT Môn Lớp Giáo viên dạy
1 Toán

Văn

Tiếng Anh

9 Lê Hoàng Long

Bùi Thị Thanh Hưởng

Nguyễn Thị Hồng Cưng

Nguyên Vũ Sơn

Nguyễn Thị Ngọc Tuyết

2 Toán

Văn

Tiếng Anh

8 Lê Hoàng Long

Nguyễn Thanh Tùng

Lê Minh Tuấn

Trần Thị Tuyết Minh

3 Toán

Văn

Tiếng Anh

7 Nguyễn Văn Lai

Bùi Thị Thanh Hưởng

Lê Thị Hiệp

Hà Thanh Hương

Trần Thị Tuyết Minh

4 Toán

Văn

Tiếng Anh

6 Nguyễn Văn Lai

Nguyễn Thị Hồng Cưng

Lê Thị Hiệp

Nguyễn Thị Ngọc Tuyết

 

2.5. Chỉ tiêu thực hiện nền nếp chuyên môn; chỉ tiêu về danh hiệu thi đua.

* Hội thi GVDG: 100% GV tham gia dự thi GVDG cấp trường: 25 giáo viên;

* Học sinh giỏi cấp huyện  đạt từ 05 học sinh trở lên; Cấp tỉnh có từ 03 học sinh trở lên.

* Danh hiệu thi đua cá nhân:

– Có 100% cá nhân trong đơn vị đăng ký danh hiệu thi đua;

– Danh hiệu thi đua LĐTT: 30

– Danh hiệu thi đua CSTĐCS: 06

– Danh hiệu thi đua CSTĐCT: 02

* Danh hiệu thi đua tập thể:

– Trường đạt danh hiệu: Tập thể LĐXS cấp tỉnh.

– Công đoàn cơ sở đạt danh hiệu: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

– Liên đội: Hoàn thành xuất sắc.

  1. Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học của nhà trường (căn cứ khung kế hoạch thời gian năm học của UBND tỉnh).

– Ngày tựu trường: 28/8/2024 – 01/9/2024.

– Ngày khai giảng: 5/9/2024.

– Học kỳ 1: Từ 09/9/2024 đến 11/01/2025.

Kiểm tra giữa kỳ 1: từ 28/10/2024 đến 02/11/2024.

Kiểm tra cuối kì 1: từ 06/01/2025 đến 11/01/2025.

– Học kỳ 2: Từ 13/01/2025 đến 30/05/2025.

Nghỉ tết Âm lịch: từ 23/01/2025 đến 01/02/2025

Kiểm tra giữa kỳ 2: từ 10/03/2025 đến 15/03/2025

Kiểm tra cuối kì 2: từ 12/5/2025 đến 17/5/2025

– Kết thúc năm học: 30/5/2025

  1. Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục (bao gồm các hoạt động giáo dục tích hợp, liên môn và nội dung giáo dục địa phương, …)
  2. Đối với các môn học: Ngữ văn, Toán, Tiếng anh, Giáo dục công dân, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trãi nghiệm, hướng nghiệp, Giáo dục địa phương – khối lớp 6,7, 8, 9:

Học kỳ I:

 MÔN/TUẦN Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12 Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16 Tuần 17 Tuần 18 Tổng thời lượng /môn  
Ngữ văn 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 72  
Toán 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 72  
Tiếng Anh 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 54  
GDCD 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18  
Tin học 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18  
GDTC 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36  
Nghệ Thuật ÂN 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18  
MT 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18  
HĐTN-HN CC 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36  
SHL  
TN CĐ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18  
GDĐP 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Tổng số tiết bắt buộc/tuần 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 361

Học kỳ II

MÔN/TUẦN Tuần 19 Tuần 20 Tuần 21 Tuần 22 Tuần 23 Tuần 24 Tuần 25 Tuần 26 Tuần 27 Tuần 28 Tuần 29 Tuần 30 Tuần 31 Tuần 32 Tuần 33 Tuần 34 Tuần 35 Tổng thời lượng /môn
Ngữ văn 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 68
Toán 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 68
Tiếng Anh 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 51
GDCD 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Tin học 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
GDTC 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
Nghệ Thuật ÂN 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
MT 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
HĐTN-HN CC 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
SHL
TN CĐ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
GDĐP 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Tổng số tiết bắt buộc/tuần 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 357
  1. Đối với các môn học: Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiện, công nghệ

*Khối lớp 6:

Học kỳ I:

 MÔN/TUẦN Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12 Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16 Tuần 17 Tuần 18 Tổng thời lượng /môn
Lịch sử và Địa lý Lịch sử 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 1 2 27
Địa lý 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 2 1 27
Khoa học Tự nhiên Hóa 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Sinh 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36
Công nghệ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Tổng số tiết bắt buộc/tuần 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 144

Học kỳ II

MÔN/TUẦN Tuần 19 Tuần 20 Tuần 21 Tuần 22 Tuần 23 Tuần 24 Tuần 25 Tuần 26 Tuần 27 Tuần 28 Tuần 29 Tuần 30 Tuần 31 Tuần 32 Tuần 33 Tuần 34 Tuần 35 Tổng thời lượng /môn
Lịch sử và Địa lý Lịch sử 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 26
Địa lý 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 25
Khoa học  tự nhiên Hóa 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 15
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 2 2 1 2 32
Sinh 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 1 21
Công nghệ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Tổng số tiết bắt buộc/tuần 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 136

*Khối lớp 7:

Học kỳ I:

 MÔN/TUẦN Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12 Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16 Tuần 17 Tuần 18 Tổng thời lượng /môn  
Lịch sử và Địa lý Lịch sử 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 2 27  
Địa lý 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 1 27  
Khoa học Tự nhiên Hóa 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18  
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18  
Sinh 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36  
Công nghệ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18  
Tổng số tiết bắt buộc/tuần 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 144

Học kỳ II

MÔN/TUẦN Tuần 19 Tuần 20 Tuần 21 Tuần 22 Tuần 23 Tuần 24 Tuần 25 Tuần 26 Tuần 27 Tuần 28 Tuần 29 Tuần 30 Tuần 31 Tuần 32 Tuần 33 Tuần 34 Tuần 35 Tổng thời lượng /môn
Lịch sử và Địa lý Lịch sử 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 2 26
Địa lý 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 1 25
Khoa học  tự nhiên Hóa 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 1 1 1 1 29
Sinh 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 22
Công nghệ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Tổng số tiết bắt buộc/tuần 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 136

*Khối lớp 8:

Học kỳ I:

 MÔN/TUẦN Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12 Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16 Tuần 17 Tuần 18 Tổng thời lượng /môn
Lịch sử và Địa lý Lịch sử 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 2 27
Địa lý 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 1 27
Khoa học Tự nhiên Hóa 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 25
Sinh 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 1 1 1 1 1 1 29
Công nghệ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Tổng số tiết bắt buộc/tuần 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 144

Học kỳ II

MÔN/TUẦN Tuần 19 Tuần 20 Tuần 21 Tuần 22 Tuần 23 Tuần 24 Tuần 25 Tuần 26 Tuần 27 Tuần 28 Tuần 29 Tuần 30 Tuần 31 Tuần 32 Tuần 33 Tuần 34 Tuần 35 Tổng thời lượng /môn
Lịch sử và Địa lý Lịch sử 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 2 26
Địa lý 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 1 25
Khoa học  tự nhiên Hóa 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 1 1 1 1 1 28
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 1 1 1 20
Sinh 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 20
Công nghệ 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
Tổng số tiết bắt buộc/tuần 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 153

*Khối lớp 9:

Học kỳ I:

 MÔN/TUẦN Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12 Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16 Tuần 17 Tuần 18 Tổng thời lượng /môn
Lịch sử và Địa lý Lịch sử 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 1 2 27
Địa lý 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 2 1 27
Khoa học Tự nhiên Hóa 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36
Sinh 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Công nghệ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Tổng số tiết bắt buộc/tuần 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 144

Học kỳ II

MÔN/TUẦN Tuần 19 Tuần 20 Tuần 21 Tuần 22 Tuần 23 Tuần 24 Tuần 25 Tuần 26 Tuần 27 Tuần 28 Tuần 29 Tuần 30 Tuần 31 Tuần 32 Tuần 33 Tuần 34 Tuần 35 Tổng thời lượng /môn
Lịch sử và Địa lý Lịch sử 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 26
Địa lý 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 25
Khoa học  tự nhiên Hóa 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Sinh 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Công nghệ 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
Tổng số tiết bắt buộc/tuần 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 153

 

  1. Kế hoạch giáo dục cấp THCS

Chương trình GDPT 2018 (Lớp 6, 7, 8, 9).

 

Nội dung giáo dục

Số tiết/năm học
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Ngữ văn 140 140 140 140
Toán 140 140 140 140
Ngoại ngữ( Tiếng Anh) 105 105 105 105
Giáo dục công dân 35 35 35 35
Lịch sử và Địa lí 105 105 105 105
Khoa học tự nhiên 140 140 140 140
Công nghệ 35 35 52 52
Tin học 35 35 35 35
Giáo dục thể chất 70 70 70 70
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 105 105 105
Nội dung giáo dục của địa phương 35 35 35 35

 

  1. Kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục (đính kèm phụ lục phân phối chương trình từng môn học và hoạt động giáo dục)
  2. Kế hoạch phân công cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: (Đính kèm Quyết định và bảng phân công hàng tháng)
  3. Thời khóa biểu (theo tuần, tháng, hoặc học kỳ)
  4. Tổ chức và tham gia các kỳ thi, cuộc thi, hội thi.

Tham gia cuộc thi Khoa học kĩ thuật; hội thi học sinh giỏi; cuộc thi Hùng biện Tiếng Anh, hội thi đồ dùng dạy học; hội thi thiết kế bài giảng e-learning.

  1. Công tác thi đua, khen thưởng:

Công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực động viên, khuyến khích và tôn vinh tập thể, cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, năng động, lao động sáng tạo, hăng hái thi đua “Dạy tốt – Học tốt” , hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường trong năm học.

Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cán bộ, giáo viên, học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của cán bộ, giáo viên trong việc nâng cao chất lượng các phong trào thi đua trong nhà trường, thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua trong trường để phong trào thi đua trở thành động lực mạnh mẽ động viên, cổ vũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ra sức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, học tập các Chỉ thị, Nghị quyết, các quy định về Thi đua, Khen thưởng trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tổ chức, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng phải đảm bảo tính nghiêm túc, dân chủ, khách quan, chính xác, khen thưởng đúng đối tượng, phát huy tối đa tác dụng của các nhân tố điển hình.

VII. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục chung trong nhà trường và tổ chức cho giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng

Hiệu trưởng ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS; Tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch thời gian này để tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 (Kèm theo Công văn số  5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT); đảm bảo giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học liệu và thiết bị dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp đánh giá; xây dựng phân phối chương trình dạy học phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

VIII. Kế hoạch huy động, bố trí và sử dụng các nguồn lực xã hội.

Xây dựng kế hoạch huy động, xã hội hóa giáo dục ngay từ đầu năm học. Triển khai và phối hợp thực hiện, làm chuyển biến nhận thức của các đoàn thể, các ngành, các tổ chức kinh tế, xã hội mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của xã hội hóa giáo dục trong nhà trường.

Bảo đảm khả thi, chất lượng, hiệu quả và đúng quy định

  1. Kế hoạch thực hiện công tác phổ cập.

      Tham mưu ban chỉ đạo PCGD- XMC xã để xây dựng kế hoạch và kiện toàn ban chỉ đạo, triển khai và thực hiện tốt kế hoạch thực hiện công tác PCGD năm 2024, duy trì đạt PCGD THCS mức độ 3; Xóa mù chữ mức độ 2.

  1. Tổ chức và quản lý hoạt động dạy thêm và học thêm trong nhà trường.

Tổ chức dạy tăng tiết 03 môn học ( Toán; Ngữ văn; Anh văn) cho học sinh lớp 9 đầu học kì 2 để củng cố kiến thức chuẩn bị cho học sinh thi tuyển vào lớp 10 năm học 2025-2026.

XII. Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Hiệu trưởng ban hành kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, thành lập hội đồng tự đánh giá, kiểm định chất lượng. Hoàn thành công tác xây dựng trường chuẩn tháng 10/2024.

XIII. Giải pháp thực hiện

  1. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường
  2. Tiếp nhận thiết bị dạy học, học liệu chương trình GDPT 2018.
  3. Thực hiện chương trình các môn học và hoạt động giáo dục.
  4. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học.
  5. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá.
  6. Đổi mới công tác quản lý, sinh hoạt tổ chuyên môn và thực hiện quy chế chuyên môn.
  7. Thực hiện chuyển đổi số trong quản lý và thực hiện hồ sơ sổ sách chuyên môn.
  8. Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng.
  9. Nâng cao chất luợng phổ cập giáo dục trung học.
  10. Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh.

    XIV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

   1/.Cấp ủy và Ban giám hiệu

Chi bộ lãnh đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường, xây dựng và đưa vào  nghị quyết Chi bộ về các hoạt động của nhà trường, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên phụ trách, điều hành công việc và chịu trách nhiệm trước Chi bộ về phần công việc được giao.

Ban giám hiệu chịu trách nhiệm điều hành, phân công nhiệm vụ cho mỗi cá nhân, tổ chức, xây dựng đầy đủ, chi tiết các kế hoạch tác nghiệp để điều hành và thực hiện nhiệm vụ. Định kì, hàng tháng có tổng kết, báo cáo, rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ trước Chi bộ và trước Hội đồng nhà trường.

Nhiệm vụ cụ thể của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng thực hiện theo Thông báo của Hiệu trưởng nhà trường.

2./.Công đoàn, Tổng phụ trách và các tổ chức khác

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền để toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm bắt đầy đủ quan điểm, nội dung chương trình hành động để tạo sự đồng thuận trong đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ.

Thực hiện kịp thời, có hiệu quả công tác thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân, tổ chức trong thực hiện chương trình, kế hoạch của nhà trường đã ban hành.

3/.Tổ chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; hướng dẫn giáo viên thực hiện; thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên; thực hiện kịp thời chế độ báo cáo với Ban giám hiệu về việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn và giáo viên.

4/. Cán bộ, giáo viên, nhân viên

Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm rõ nội dung kế hoạch, chương trình hành động và tích cực phát huy vai trò trách nhiệm của bản thân trong thực nhiệm vụ.

Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề phát sinh các tổ chuyên môn, giáo viên có thể trao đổi, góp ý trực tiếp về Ban giám hiệu để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch giáo dục năm học, lịch hoạt động dạy học – giáo dục cho phù hợp với tình hình thực thế.

Trên đây là Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024-2025. Đề nghị tổ chuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường căn cứ để xây dựng kế hoạch và lịch trình thực hiện, đảm bảo chất lượng, hiệu quả./.

Nơi nhận:

–  Phòng GD&ĐT Cầu Ngang (để báo cáo);

–  Hội đồng trường (để báo cáo);

–  Ban giám hiệu (để chỉ đạo);

–  Các tổ CM, GV,NV (để triển khai thực hiện);

–  Lưu VT.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

 

 

 

Trần Văn Trọn

( Hiệu trưởng)

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời